FIFA Confederations Cup hay còn là Cúp Liên đoàn các châu lục, đâylà giải đấu giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia vô địch các châu lục. Cùng tìm hiểu chi tiết về giải đấu này qua bài viết dưới đây.
Cúp Liên đoàn các châu lục là một giải bóng đá cũ của FIFA, giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia vô địch các châu lục như: UEFA, AFC, CONMEBOL, CONCACAF, CAF và OFC cùng nhà đương kim vô địch thế giới. Giải đã từng được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1992 cho đến khi bãi bỏ vào ngày 15 tháng 3 năm 2019 và thay vào đó là giải Cúp các Câu lạc bộ Thế giới.
Ban đầu, giải mang tên Cúp Nhà vua Fahd. Từ lần tổ chức thứ ba, giải được FIFA công nhận là một giải chính thức và mang tên Cúp Liên đoàn các châu lục. Đội cuối cùng vô địch giải này là Đức sau khi họ vượt qua Chile với tỷ số 1–0 và Brasil là đội vô địch giải nhiều nhất với 4 lần vô địch.
Ban đầu, Confed Cup 2021 diễn ra tại Qatar, chủ nhà World Cup 2022. Tuy nhiên nhiệt độ ở Qatar vào mùa hè quá cao khiến cho việc World Cup dời sang mùa đông thay vì tháng 6-7 như thường lệ.
Ngày 25/2/2015, FIFA chính thức thông báo sẽ chuyển nước chủ nhà của giải sang một quốc gia châu Á khác và vẫn tổ chức theo thời gian cũ là vào tháng 6-7 mà không cần phải tạm dừng các giải vô địch quốc gia. Để đền bù tổn thất từ việc mất quyền đăng cai vào mùa hè, một giải đấu khác là FIFA Club World Cup diễn ra vào tháng 11-12/2021 tại Qatar như là giải đấu thử nghiệm trước thềm World Cup 2022.
Vào tháng 10/2017, FIFA tiết lộ việc sẽ hủy bỏ giải đấu vào năm 2021 và được thay thế bằng FIFA Club World Cup phiên bản mới với sự tham gia của 24 đội và diễn ra vào tháng 6-7. Ngày 15/3/2019, FIFA tuyên bố Confed Cup chính thức bị hủy bỏ và được thay thế bằng FIFA Club World Cup.
>>> Ngoài ra website của chúng tôi cũng cập nhật kết quả bóng đá Nhật Bản liên tục hàng ngày một cách nhanh nhất, chính xác nhất đến cho bạn đọc.
Được khởi xướng vào năm 1992, Cúp Liên đoàn các châu lục sớm trở thành giải đấu chính thức của FIFA với sự tham dự của 8 đội tuyển gồm: 6 đội tuyển vô địch các khu vực CAF (LĐBĐ châu Phi), CONMEBOL (Nam Mỹ), UEFA (châu Âu), AFC (châu Á), OFC (châu Đại Dương) và CONCACAF (Bắc Trung Mỹ và Caribe), đội vô địch World Cup gần nhất và đội tuyển chủ nhà.
Năm 1992, Ả Rập Xê Út lần đầu tiên tổ chức một giải đấu mang tên Cúp Nhà vua Fahd với sự góp mặt của đội tuyển chủ nhà và một vài đội tuyển vô địch châu lục. Sau thành công vào năm 1992 và 1995 của giải đấu do Ả Rập Xê Út đăng cai, đến năm 1997, FIFA quyết định chính thức hóa giải đấu này, lấy tên Cúp Liên đoàn các châu lục và tổ chức hai năm một lần.
Với cơ chế nếu đội tuyển vô địch World Cup đồng thời là nhà vô địch châu lục (hoặc là nước đăng cai), FIFA cho phép đội Á quân sẽ được tham dự nhằm đảm bảo giải đấu luôn có sự góp mặt của 8 đội tuyển. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau (đặc biệt do lịch thi đấu dày đặc tại châu Âu) nên có 3 lần, các đội tuyển từ chối tham dự giải đấu.
Năm 1997, Đức, nhà vô địch Euro 1996, đã từ chối tham gia và FIFA buộc phải cử Cộng hòa Séc với tư cách Á quân thay thế. Năm 1999, Đội tuyển vô địch World Cup Pháp cũng từ chối và nhường suất dự Cúp Liên đoàn các châu lục cho Á quân là Brasil. Đến năm 2003, Đức từ chối tham dự với tư cách Á quân World Cup 2002 nên FIFA bất đắc dĩ phải để đội xếp thứ ba Thổ Nhĩ Kỳ tham dự.
Trước bất cập này, nhằm biến Cúp Liên đoàn các châu lục có chất lượng và hút khán giả hơn, kể từ năm 2005, FIFA quyết định giải đấu diễn ra 4 năm/lần và đội chủ nhà sẽ là quốc gia đăng cai World Cup một năm sau đó. Ngoài ra, một nửa số sân vận động dự kiến tổ chức VCK World Cup sẽ được sử dụng nhằm kiểm tra tiến độ của nước đăng cai.
8 đội tham dự giải được chia thành 2 bảng, hai đội cùng khu vực không được phép nằm cùng bảng. Trừ trường hợp ngoại lệ ở giải đấu năm 2017 khi châu Âu có 3 quốc gia tham dự là Nga, Đức và Bồ Đào Nha. Mỗi đội sẽ thi đấu ít nhất 3 trận và đối đầu với các đội ở trong bảng đấu.
Hai đội đầu bảng sẽ vào bán kết, đội nhất bảng này sẽ đấu với đội nhì bảng kia để chọn hai đội đá trận chung kết. Nếu các đội cùng điểm, các tiêu chí sẽ được xét theo thứ tự như thành tích đối đầu, hiệu số, tổng số bàn thắng trong các trận đối đầu giữa các đội với nhau, điểm fair-play và nhóm hạt giống trước khi chia bảng.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc về AFF là giải gì và một số thông tin liên quan đến giải đấu này. Cùng theo dõi chuyên mục Hậu Trường của chúng tôi để cập nhật những thông tin bóng đá mới nhất.
>>> Ngoài ra bạn cũng có thể cập nhật kết quả bóng đá Ý một cách nhanh nhất và chính xác nhất tại website của chúng tôi.